
Trong giai đoạn mang thai hầu hết ai cũng có biểu hiện của chứng chuột rút. Triệu chứng này có thể trở nên nguy hiểm nếu như không biết chăm sóc và phòng bị đúng cách. Dưới đây là 4 điều cần nên biết về chứng chuột rút ở bà bầu mà các ông chồng nên lưu tâm.
Chứng chuột rút ở bà bầu xảy ra như thế nào?
Theo Amanda Selk – bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Phụ nữ Toronto cho biết rằng: chứng chuột rút ở bà bầu xảy ra là do các cơ tử cung co bóp gây nên. Trong suốt quá trình thai kỳ, chuột rút sẽ xuất hiện như sau:
– Trong ba tháng đầu của thai kỳ, là giai đoạn trứng sau khi được thụ tinh phát triển nên cũng tạo áp lực nên tử cung và gây ra các cơn chuột rút nhẹ. Nhưng cũng không quá đáng lo ở giai đoạn này.
– Trong 3 tháng tiếp theo chính là thời điểm các cơn chuột rút xảy ra thường xuyên và nguy hiểm nhất. Phần lớn sẽ rơi vào tuần thứ 15 và tuần 18 của thai kỳ. Đây là những cơn đau ngắn, lành tính và xảy ra về đêm hoặc đau một bên.
– 3 tháng cuối được gọi là “tam cá nguyệt” là thời điểm thường xảy ra các cơn gò Braxton-Hicks. Đây là những cơn co thắt trước khi chuyển dạ. Trong giai đoạn này chuột rút thường xuất hiện và kèm nhưng những nguy cơ như sẩy thai, sinh non nên đặc biệt cẩn thận.
Quan hệ tình dục khi đang mang thai cũng gây chuột rút
Tình dục là nhu cầu của hầu hết mọi người kể cả phụ nữ khi đang mang thai. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này vì có thể dẫn đến các chứng chuột rút ở bà bầu. Nguyên nhân được xác định chính là cực khoái có thể gây ra các cơn co thắt trong tử cung, vốn đã chịu nhiều áp lực và dẫn đến chuột rút khi mang bầu. Từ tháng thứ 3 trở đi, bạn nên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi và hạn chế quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Các bà bầu nên thể dục và vận động nhẹ để hạn chế chứng chuột rút
Cần làm gì với chứng chuột rút ở bà bầu?
Để có thể tránh khỏi các chứng chuột rút ở bà bầu, các ông chồng cần lưu ý và giúp vợ mình thực hiện theo các chế độ sau:
– Nghỉ ngơi sau khi vận động và hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
– Uống nhiều nước hơn.
– Đi vệ sinh thường xuyên để giảm áp lực lên bàng quang và tử cung.
– Tắm nước ấm để máu huyết được lưu thông tốt, hạn chế việc chuột rút.
– Sử dụng dây đai lưng hỗ trợ khi mang bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ để giảm bớt chuột rút và các triệu chứng đau lưng.
– Sử dụng sản phẩm ionic Magnesium 400mg để bổ sung Magie và các khoáng chất khác cho cơ thể bà bầu khi mang thai.
Dùng ionic magnesium để bổ sung magie cho cơ thể
Khi nào thì nên đến bác sĩ để chẩn đoán?
Hầu hết các chứng chuột rút ở bà bầu đều được ghi nhận với mức độ không đáng lo ngại. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xảy ra tình trạng chóng mặt, choáng váng hoặc đi kèm với chảy máu và chuột rút có thể dấu hiệu của thai ngoài tử cung, sinh non… thì cần đến bác sĩ ngay lập tức để chữa trị kịp thời.
Chuột rút có thể xảy đến một cách bất ngờ trong quá trình mang thai, vì thế các ông chồng và bà bầu hãy luôn nắm vững kiến thức và các phương pháp phòng tránh bệnh được hiệu quả hơn. Chúc cho các bà bầu được mẹ tròn con vuông và nhiều niềm vui trong cuộc sống.