Bệnh rối loạn nhịp tim nhanh – Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh có thể là nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường. Trong đó, rối loạn nhịp tim nhanh được xem là phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao. Bài viết này ngoài việc cung […]
rối loạn nhịp tim nhanh

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh có thể là nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường. Trong đó, rối loạn nhịp tim nhanh được xem là phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao. Bài viết này ngoài việc cung cấp kiến thức cho bạn về bệnh còn giúp bạn nhận thức được những mối nguy từ căn bệnh này.

Bệnh rối loạn nhịp tim nhanh là gì?

Thông thường, tim của con người sẽ đập khoảng 60 – 80 nhịp/phút. Nếu nhịp tim của bạn đập hơn 100 nhịp/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh. Khi bạn vận động hoặc làm việc nặng thì nhịp tim cũng đập nhanh hơn, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài vài giờ, vài ngày liên tục thì bạn nên cẩn thận rất có thể bạn đang có biểu hiện của bệnh rối loạn nhịp tim nhanh.

Rối loạn nhịp tim nhanh có thể được phân ra thành các loại sau đây:

       Nhịp nhanh trên thất (Supraventricular Arrhythmias) gồm có 4 biểu hiện là rung nhĩ (AF), cuồng động nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT) và hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW).

       Nhịp tim nhanh thất (Ventricular Arrhythmias) gồm biểu hiện rung thất (Ventricular Tachycardia).

rối loạn nhịp tim nhanh

Rung nhĩ khiến tim đập nhanh bất thường

Triệu chứng đi kèm thường biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, đau tức ở phần ngực, khó thở, và thậm chí là ngất xỉu hoặc đột quỵ.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn nhịp tim nhanh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây:

       Lo lắng, hồi hộp, căng thẳng kéo dài hoặc chịu một biến cố lớn nào đó trong cuộc đời (sốc tâm lý).

       Bị cảm sốt cũng dễ làm nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.

       Mệt mỏi do hoạt động thể dục thể thao hoặc lao động ở cường độ nặng.

       Sử dụng thường xuyên caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực trong thời gian dài.

       Uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá.

       Các chất kích thích như ma túy, thuốc lắc…

       Nồng độ hóc môn tuyến giáp tăng cao.

Cách điều trị hiệu quả bệnh rối loạn nhịp tim nhanh

Đến cơ sở y tế để điều trị bệnh và thường xuyên kiểm tra tim mạch định kỳ

Đối với các trường hợp bệnh đã có biểu hiện nguy hiểm, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ có thể khám và kết luận chính xác. Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim nhanh hiện nay cũng khá tiên tiến như: phẫu thuật tim, cấy ghép tim, nghiệm pháp Vagal,… Và thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe cơ thể cung như hệ tim mạch.

Hạn chế những nguyên nhân gây bệnh

Bạn hãy tập sống lành mạnh bằng cách hạn chế các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê… Thể dục thường xuyên hơn. Đồng thời có chế độ ăn uống đầy đủ các chất tốt cho cơ thể. Song song đó là kết hợp với việc nghỉ ngơi, giải tỏa những áp lực căng thẳng sau công việc hằng ngày. Có thể thấy, khi bạn sống vui, sống khỏe thì sẽ mang lại nhiều tích hơn cho sức khỏe của mình.

Bổ sung Magie để phòng bệnh

Magie chiếm 1% thành phần trong máu với công dụng giúp cho máu được lưu thông nhanh và dễ dàng hơn. Do đó, bổ sung Magie là cách phòng bệnh hiệu quả các biểu hiện của bệnh về tim mạch trong đó có rối loạn nhịp tim nhanh.

Sử dụng sản phẩm ionic Magnesium để giúp Magie dễ dàng hấp thu vào cơ thể hơn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn cGMP, TruLabel™, GRAS,…

bệnh rối loạn nhịp tim nhanh

ionic Magnesium có chứa đến 400mg Magie cần thiết cho cơ thể

Kết luận: Rối loạn nhịp tim nhanh sẽ không nguy hiểm như bạn nghĩ nếu biết cách phòng tránh và chữa trị kịp thời. Với những cách làm vô cùng đơn giản bạn đã có trong tay một trái tim khỏe để sống và yêu thương.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết mới

 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đau nửa đầu được xếp trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau. Kết quả khảo sát tại Mỹ ...