Phòng ngừa chứng chuột rút khi mang bầu

Chứng chuột rút khi mang thai thường phổ biến kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục trong thai kỳ, nhất là người đã có tiền sử sinh non, tử cung ngắn,…  Một số cách phòng ngừa bạn có thể tham khảo […]
chứng chuột rút khi mang bầu

Chứng chuột rút khi mang thai thường phổ biến kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục trong thai kỳ, nhất là người đã có tiền sử sinh non, tử cung ngắn,…

 Một số cách phòng ngừa bạn có thể tham khảo như sau:

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, nên co duỗi chân và đi lại sau mỗi giờ làm việc
  • Tránh làm việc nặng, ngồi sai tư thế. Thường xuyên vận động nhịp nhàng và điều độ.
  • Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, động tác đơn giản, đi bộ nhằm giúp máu lưu thông và quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
  • Thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.

 Dinh dưỡng đầy đủ 

Ăn uống của người phụ nữ trong giai đoạn này là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Quá trình thai nghén làm mất đi khẩu vị hoặc chán ăn dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở cả mẹ và bé. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì có nguy cơ cao dẫn đến một số bệnh lý và bệnh chuột rút. Mẹ bầu cần cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng như: nhóm chất đạm, chất béo, nhóm các chất khoáng như Axit Folic, Canxi, Magie, Kali,…có trong rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, các loại đậu...

Tại sao hay xuất hiện chứng chuột rút khi mang bầu?

Chứng chuột rút là sự co thắt cơ không tự ý, vị trí thường xảy ra ở bắp chân và chân, hoặc các vị trí khác như đùi bàn tay, bàn chân, bụng, lưng, mặt, giật mí mắt, … Có nhiều nguyên nhân được nhắc đến chứng chuột rút khi mang bầu như: trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân; tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu;

Và do không cung cấp đủ nhu cầu nước cho cơ thể dẫn đến tình trạng bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút và thiếu hụt khoáng chất như canxi, magie, kali…cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến Chứng chuột rút

 

 

 chứng chuột rút khi mang bầu

Bạn có thể dễ dàng bổ sung khoáng chất Magie trong quá trình mang thai bằng sản phẩm ionic Magnesium 400mg 

 chứng chuột rút khi mang bầu

ionic Magnesium được sử dụng vô cùng đơn giản bằng cách pha loãng với nước uống, từ 1,5ml  – 4ml/ngày.

Trang phục 

 Trang phục phải rộng rãi và thường xuyên xoa nhẹ nhàng vùng bụng tạo cảm giác dễ chịu, nên tắm bằng nước ấm, không nên quá lạnh ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. 

Mong rằng thông tin trên góp phần hạn chế bị chứng chuột rút khi mang bầu. Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Và điều quan trọng chính là nên khám thai định kỳ, xin ý kiến bác sĩ để điều trị chứng chuột rút khi mang thai. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết mới

 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đau nửa đầu được xếp trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau. Kết quả khảo sát tại Mỹ ...