
Thông thường, triệu chứng đau nửa đầu sau gáy đa số là lành tính nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu triệu chứng đau nửa đầu sau gáy xuất hiện trong thời gian dài không thuyên giảm, bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị sớm
Nguyên nhân đau nửa đầu sau và cách phòng ngừa
Đau nửa đầu sau là gì?
Đau nửa đầu sau là đau ở những vùng như cổ gáy, vùng phía sau đầu. Khi bị đau nửa đầu sau, người bệnh có thể bị đau nhức, mỏi vùng cổ gáy và có thể lan lên vùng chẩm và đỉnh đầu, thậm chí là cả hai bên thái dương.
Đau nửa đầu sau gáy gây khó chịu và mệt mỏi
Hiện tượng này có thể đau thành cơn hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tính chất cơn đau có thể rất đau, người bệnh có thể có cảm giác bó thắt kèm theo rối loạn cảm giác trên da đầu.
Nửa đầu sau đau nhức khiến người bệnh mệt mỏi, hạn chế vận động, thậm chí có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn, sợ âm thanh, ánh sáng mạnh và rối loạn giấc ngủ. Những trường hợp đau nặng có thể đi kèm những triệu chứng như sốt cao, co giật, nói ngọng, suy giảm trí nhớ.
Đau nửa đầu có thể lan xuống cổ, vai, gáy
Lý do gì dẫn đến những cơn đau nửa đầu sau gáy
Nguyên nhân chính dẫn đến những những cơn đau ở nửa đầu sau đó là sự kém lưu thông máu đến não. Ở một số bệnh lý, sự viêm nhiễm có thể làm tổn thương, gây kích thích các thụ cảm thể đưa tín hiệu lên não để não bộ nhận biết cơn đau nhức này.
Đau nửa đầu sau gáy kéo dài thường xuyên có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ não, viêm màng não, xuất huyết, chấn thương sọ não hay các bệnh lý về đốt sống cổ,… Khi những cơn đau nhức này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Đa số những trường hợp đau ở nửa đầu sau gáy đều liên quan đến những yếu tố cơ học và thói quen hàng ngày của người bệnh.
– Ngồi sai tư thế, cúi quá sát khi làm việc, mang vác vật nặng hay vận động nặng vùng cổ vai.
– Gối đầu quá cao trong thời gian dài.
– Stress quá độ gây co cơ, đau mỏi cổ vai gáy.
– Chấn thương vùng cổ, vai, gáy.
Nếu những cơn đau chỉ xuất hiện rải rác, không thường xuyên và có liên quan đến những yếu tố trên thì bạn không cần quá lo lắng. Đa số những trường hợp đau lành tính đều có thể trị khỏi nhờ thuốc giảm đau thông thường.
Những người huyết áp không ổn định, viêm xoang, viêm khớp mãn tính sẽ cảm nhận sự thay đổi thời tiết rõ rệt nhất.
Ngoài ra đau nửa đầu sau gáy cũng là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:
Tăng huyết áp: Cơn đau sau gáy như bó chặt vùng đầu.
Tăng áp lực nội sọ: Đau dữ dội kèm theo nôn mửa và rối loạn ý thức.
Hội chứng nhiễm siêu vi: Đau đầu, nhức mỏi vùng cổ gáy.
Các bệnh lý về đốt sống cổ: Đau nửa đầu sau gáy, đau nhói, đau có thể lan xuống tay và khiến cảm giác da đầu bị rối loạn.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau đầu tái phát cũng như giảm tần suất dùng thuốc giảm đau. Bạn nên phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá lâu ở một tư thế. Bên cạnh đó cũng cần thay đổi tư thế ngồi, nằm để tránh bị những cơn đau đầu hành hạ. Ngoài ra, người bệnh cần phải tập luyện với những bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể tránh khỏi những cơn đau nửa đầu sau.
Căng thẳng, stress
Stress, mệt mỏi có thể gây co cơ. Nếu tình trạng kéo dài có thể làm các cơ vùng cổ gáy co cứng làm đau mỏi ở phía sau vai, gáy. Bạn nên luyện tập thể thao hoặc yoga để điều hòa cảm xúc và cân bằng cuộc sống, công việc.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu Magie để hạn chế tần suất cơn đau nửa đầu hoặc bằng thực phẩm bổ sung như ionic Magnesium 400mg. ion Magie được phân tách từ Magie Clorua giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn so với các dạng magie khác.
ionic Magnesium 400mg là sản phẩm bổ sung Magie đến từ Hoa Kỳ
Những cơn đau đầu đa phần là lành tính. Tuy nhiên, không nên chủ quan, nếu phát hiện có bất cứ dấu hiệu bệnh lý nào liên quan đến đau nửa đầu sau kéo dài, tốt nhất bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời