Phòng ngừa rối loạn nhịp tim bằng chế độ ăn phù hợp

Chế độ ăn phù hợp không chỉ giúp bạn hạn chế được mỡ máu, đường máu mà còn giúp ổn định hệ tim mạch. Dưới đây là một số cách hỗ trợ rối loạn nhịp tim bằng các nhóm thực phẩm khác nhau. Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm rối loạn nhịp tim Triglyceride […]
cach-chua-roi-loan-nhip-tim

Chế độ ăn phù hợp không chỉ giúp bạn hạn chế được mỡ máu, đường máu mà còn giúp ổn định hệ tim mạch. Dưới đây là một số cách hỗ trợ rối loạn nhịp tim bằng các nhóm thực phẩm khác nhau.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm rối loạn nhịp tim

Triglyceride là dạng chất béo chiếm 95% chất béo hằng ngày chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Cardiology, nồng độ triglyceride cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (trong đó có bệnh rối loạn nhịp tim). Do đó, ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể giảm hấp thụ loại chất béo xấu này. Chất xơ hòa tan có nhiều trong hầu hết các loại ngũ cốc như yến mạch, các loại đậu, trái cây, các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, các loại đậu,…

 Omega-3 tốt cho tim 

Trong khi Omega-3 chính là chất béo tốt bạn nên cung cấp cho cơ thể và hệ tim mạch. Cách chữa rối loạn nhịp tim bằng bổ sung omega-3 giúp giảm mức triglyceride “mỡ xấu” và tăng HDL “mỡ tốt”, làm giảm huyết áp, giảm kết dính tiểu cầu và dự phòng nghẽn mạch vành, giảm nguy cơ bệnh rối loạn nhịp tim… Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người bị bệnh tim mạch nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần để bổ sung omega-3. Ngoài ra, omega-3 còn có trong dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hạt óc chó, dầu hạt lanh…

 cach-chua-roi-loan-nhip-tim

Hạt óc chó chứa omega-3 rất có lợi cho tim mạch.

Thực phẩm có thể hỗ trợ cân bằng huyết áp

Để bắt đầu, bạn nên bổ sung kali từ thực phẩm, ăn nhiều loại trái cây và rau quả giàu kali, bao gồm rau bina, khoai lang, dưa đỏ, chuối và bơ. Chế độ ăn giàu kali giúp kiểm soát huyết áp và có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ. Nhưng chế độ ăn như vậy cũng có xu hướng ít natri hơn và chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe khác, có thể góp phần vào lợi ích huyết áp kiểm soát được. Giữ mức kali trong máu của bạn ở mức ổn định là rất quan trọng, vì khoáng chất này cũng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của dây thần kinh và cơ, bao gồm cả cơ tim. Thận giúp điều chỉnh nồng độ kali trong máu. Nhưng tuổi tác, bệnh tiểu đường, suy tim và một số bệnh khác có thể làm suy giảm chức năng thận. Kết quả là nồng độ kali có thể tăng lên mức cao, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm về nhịp tim và thậm chí là ngừng tim. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một phần của vấn đề huyết áp là do quá nhiều muối (natri) trong khi lại quá ít kali. Người bị suy thận không nên bổ sung kali, trừ khi có sự giám sát y tế cẩn thận 

Độc tính
Quá nhiều kali có thể gây ra rối loạn nhịp tim, yếu cơ, mệt mỏi, buồn nôn, tụt huyết áp. Ở người trưởng
thành khỏe mạnh, lượng tiêu thụ hàng ngày vượt quá 8g có thể tạo ra tăng kali máu. Trong bệnh thận
và/hoặc bệnh tim, liều hàng ngày độc hại thấp hơn; bổ sung kali chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát
của bác sĩ.

Thực phẩm giàu chất điện giải giảm rối loạn nhịp tim

Duy trì sự cân bằng của chất điện giải sẽ giúp ích cho quá trình trao đổi chất, hoạt động cơ và các quá trình khác của cơ thể. Natri, Canxi, Kali, Clo, Phosphat và đặc biệt là Magie là các chất điện giải trong cơ thể. Trong đó, bổ sung magie đầy đủ là cách ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim đáng quan tâm. Magie có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm như: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch, các loại đậu khô…. hoặc bằng sản phẩm ionic Magnesium 400mg. Bạn chỉ cần cho khoảng 5 giọt ionic Magnesium 400mg vào thức uống sẽ tạo ra nước Alkaline – kiềm ion hóa tự nhiên bổ sung cho cơ thể.

 cách chữa rối loạn nhịp tim

ionic Magnesium 400mg được dùng với liều lượng từ 1,5ml – 4ml/ngày (chia làm 3 – 4 lần sử dụng)

Bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa

Thực phẩm chống oxy hóa rất tốt cho người rối loạn nhịp tim do căng thẳng, stress. Đặc biệt trong quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh tim. Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm như: trái cây họ cam quýt, rau xanh đậm, cà chua, dứa, xoài, đu đủ, kiwi,…

 Bằng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần phòng ngừa chứng rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, để được điều trị và chẩn đoán chính xác bạn cần tham vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết mới

 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đau nửa đầu được xếp trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau. Kết quả khảo sát tại Mỹ ...