
Dân gian ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy đối với bệnh rối loạn nhịp tim cách hiệu quả nhất chính là có một thái độ sống tích cực và thiết lập các chế độ phòng ngừa bệnh khoa học.
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim
Các thực phẩm có chứa Omega-3
Omega-3 là dưỡng chất quan trọng giúp bạn có hệ tim mạch khỏe mạnh, đặc biệt là chống lại các biểu hiện của bệnh rối loạn nhịp tim và một số bệnh lý tim mạch khác. Vì thế, trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên tăng cường các loại thức ăn có chứa nhiều Omega-3 để bổ sung cho cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu Omega-3 gồm: các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá tuyết, cá mòi, cá trích…), các loại hạt (hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia,…), các loại đậu, tảo, rau chân vịt, rau sam,…
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol
Thay đổi chế độ ăn uống một cách mạnh mẽ để giảm mỡ máu hoặc cholesterol cao đòi hỏi sự kiên trì và thời gian dài.
– Một số loại ngũ cốc giàu chất xơ hòa tan tốt cho tim mạch, giúp giảm LDL- cholesterol, cholesterol xấu. Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu của bạn và nó làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Thực phẩm có nhiều chất xơ bao gồm:
- Yến mạch
- Đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu
- Lúa mạch, hạnh nhân, óc chó,…
- Trái cây và rau quả như táo và cà rốt
Chế độ ăn giảm muối giàu kali, magie
Giảm muối trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ bệnh rối loạn nhịp tim
Kali và Magie là khoáng chất cần thiết cho hệ tim mạch. Kali giúp kiểm soát huyết áp còn Magie thì giúp mạch máu được mềm mại để máu lưu thông khắp cơ thể được tốt hơn. Bổ sung đầy đủ 2 chất này có thể hạn chế hiệu quả bệnh rối loạn nhịp tim ở những người lớn tuổi. Thường xuyên ăn các loại hạt, đậu, rau củ quả là những thực phẩm giàu Kali và Magie.
Một chế độ ăn uống thể dục hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho bệnh rối loạn nhịp tim
Theo Hội tim mạch học Việt Nam, việc tập thể dục thường xuyên từ cường độ vừa đến mạnh, không quá mạnh sẽ rất tốt cho hệ tim mạch và làm giảm các nguy cơ của bệnh rối loạn tim mạch. Không chỉ tốt cho tim, thể dục còn giúp bạn ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn cũng như cải thiện tâm trạng, chống lại biểu hiện stress, căng thẳng. Bạn chỉ cần từ 30 – 45 phút/ngày để tập các bài thể dục cơ bản, đi bộ, chạy bộ và duy trì điều này thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể chọn các bài thể dục Aerobic, nâng tạ, yoga, đạp xe… cũng đều rất tốt. Cần lưu ý rằng, không nên tập quá sức và cường độ cao có thể dẫn đến tác dụng ngược cho tim của bạn.
Magnesium cần cho hơn 300 quá trình sinh hóa trong cơ thể
Nên có lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Chúc bạn thành công và phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim hiệu quả.