
Chuột rút là sự co cơ không tự ý thường xuyên xảy ra ở bà bầu, nhất là vào ban đêm và trong thời gian 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Chứng chuột rút khi mang bầu sẽ không nguy hiểm nếu như bạn biết cách phòng ngừa đúng phương pháp. Dưới đây là một số chia sẻ mà bạn nên tham khảo về bệnh chuột rút.
Nguyên nhân gây ra chứng chuột rút khi mang bầu
Có nhiều nhân tố được xác định là nguyên nhân gây ra chứng chuột rút khi mang bầu, trong đó có những yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà bạn có thể chưa biết, cụ thể như sau:
Thiếu dinh dưỡng và khoáng chất
Thời kỳ ốm nghén là giai đoạn bạn dễ bị mất chất dinh dưỡng và khoáng chất trong cơ thể nhất. Khi ốm nghén, bà bầu thường chán ăn, mệt mỏi và nôn ói sau khi ăn làm cho cơ thể không thể hấp thu kịp các dưỡng chất. Trong đó, thiếu hụt về Magie là nhân tố hàng đầu gây ra chứng chuột rút khi mang bầu.
Thiếu Magie là nguyên nhân gây ra chuột rút ở bà bầu
Tăng cân một cách nhanh chóng
Trong giai đoạn 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ, bà bầu tăng cân một cách nhanh chóng do sự phát triển của thai nhi. Một số trường hợp gây ra tình trạng rạn da bụng, trong khi một số khác thì trọng lượng của thai nhi đè nặng lên chân làm cho các mạch máu khó lưu thông.
Sự thay đổi kích thước của tử cung trong quá trình mang thai
Tử cung sẽ thay đổi kích thước nhanh nhất vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Trong giai đoạn này tử cung từ kích thước một quả cam sẽ phát triển to như một quả dưa hấu. Lúc nào, tử cung sẽ tạo áp lực lên các cơ quan như dạ dày, ruột non, các dây thần kinh và mạch máu… Đây cũng là nguyên nhân của chứng chuột rút khi mang bầu.
Do một số tiền sử bệnh khác
Một số tiền sử bệnh của bà bầu cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra chuột rút: viêm tụy, viêm ruột thừa, sỏi thận, táo báo, nhiễm trùng đường tiểu,… Thậm chí là quan hệ tình dục khi đang mang thai cũng gây ra chuột rút.
Cần làm gì với chứng chuột rút khi mang bầu
Khám thai định kỳ
Định kỳ bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ để được khám thai cũng như được tư vấn về chuyên môn chính xác hơn. Hoặc trong trường hợp không may xảy ra khi bị chuột rút nặng, bạn nên lập lức đến bác sĩ để được khám chữa tốt nhất.
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Với các chứng chuột rút khi mang bầu nhẹ, bạn có thể chủ động phòng tránh tại nhà bằng việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là Magie cho cơ thể. Magie có nhiều trong thực phẩm, nước khoáng và thực phẩm chức năng bổ sung Magie như ionic Magnesium. Đây là cách bổ sung Magie nhanh chóng và hiệu quả mà bạn nên sử dụng.
ionic Magnesium có chứa đến 400mg Magie bổ sung mỗi ngày cho cơ thể
Tập luyện thể dục nhẹ
Các bác sĩ thường khuyên bà bầu nên tập luyện thể dục nhẹ như đi bộ, yoga,… để rèn luyện sức khỏe. Vận động còn giúp máu lưu thông tốt hơn hạn chế các nguy cơ về chuột rút.
Một số lưu ý quan trọng khác
– Tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh để giữ ấm cơ thể
– Mặc quần áo rộng rãi thoải mái.
– Mát xa chân tay trước khi đi ngủ để giúp máu huyết lưu thông.
– Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân.
Với những chia sẻ trên phần nào bạn đã nắm rõ được các cách làm khi chuột rút xảy ra. Chúc bạn luôn khỏe và mẹ tròn con vuông nhé!