
Chuột rút cơ bắp là cơn co cơ không tự ý
Chế độ ăn cho người điều trị chứng chuột rút
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng chuột rút. Bạn nên quan tâm những thực phẩm giàu khoáng như:
Kali
Kali rất cần thiết cho hoạt động của tế bào cũng như cơ bắp. Thiếu hụt Kali sẽ dẫn đến hạ Kali máu, gây yếu cơ và chuột rút. Bạn có thể ngăn ngừa hạ Kali máu bằng các thực phẩm như: thịt, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, nho khô, chuối, khoai lang và đậu Hà Lan,…
Canxi
Lượng Canxi thấp cũng có thể dẫn đến chuột rút, do đó ăn các thực phẩm giàu Canxi là một cách hỗ trợ chứng chuột rút. Sữa chua, cá mòi, củ cải xanh, rau lá xanh đậm, pho mát và sữa là các thực phẩm giàu Canxi
Magie
Tương tự như Canxi, Magie tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Magie có tác dụng làm thư giãn cơ bắp vì thế khi cơ thể thiếu hụt Magie có thể làm tăng nguy cơ chuột rút. Bạn có thể bổ sung Magie bằng các loại thức ăn như: ngũ cốc nguyên hạt, hạt, quả hạch, rau có màu xanh đậm và các loại đậu,…
Carbohydrate
Carbohydrate chính là gluxit, hay là đường. Nếu tập luyện, thi đấu kéo dài hơn một giờ, bạn có thể cần phải bổ sung thêm carbohydrate để tránh cạn kiệt glycogen (một đại phân tử polysaccharide đa nhánh của glucose có vai trò làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể). Nồng độ glycogen quá thấp, các cơ bắp trở nên mệt mỏi và nguy cơ chuột rút là rất cao. Thực phẩm giàu carbohydrate như: củ cải đường, yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang…
Nước
Nếu bạn đang bị chuột rút hãy bổ sung nước cho cơ thể ngay. Lượng nước tối ưu cho 1 ngày là từ 1,5 – 2 lít nước/người. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng nước điện giải để bổ sung các ion khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, bạn chỉ cần pha 5 giọt ionic Magnesium 400mg vào các loại thức uống để tạo thành nước Alkaline – kiềm ion hóa tự nhiên bổ sung ion magie cho cơ thể.
ionic Magnesium 400mg là sản phẩm bổ sung Magie bán chạy #1 tại Hoa Kỳ
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng có thể điều trị chứng chuột rút bằng một số phương pháp như: thể dục hằng ngày, tập yoga, đi bộ, xoa bóp, chườm nóng khi bị chuột rút… Nếu như bệnh vẫn kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán chính xác.